Làm sao để tăng hiệu quả teamwork?

“Mỗi cá nhân đều không hoàn hảo, chỉ có ý kiến đóng góp của nhiều người mới giúp chúng ta thành công”, đó chính là lý do teamwork (làm việc nhóm) đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, làm việc nhóm cũng cần kỹ năng, nếu không sẽ rất khó thống nhất ý kiến để đi đến quyết định cuối cùng và tạo ra được thành quả tuyệt vời nhất.

NẮM CHẮC OKRS

OKRS là viết tắt của cụm Objectives and Key Results, nghĩa là “Các mục tiêu và kết quả chính”. Đây là một phương pháp khá phổ biến để xác định phương hướng cho cả nhóm. Phương pháp làm việc này đã được Google, LinkIn, Intel, Zynga, Twitter… Chắc chắn phải có lý do để những bộ óc thiên tài này cùng lựa chọn OKRS đúng không?

Tips: Hãy bắt đầu bằng việc xác định 3-5 mục tiêu lớn, chất lượng, khả thi và đặt deadline cho chúng. Với mỗi mục tiêu, hãy giả định tối đa 3-4 kết quả có thể xảy ra.

XÁC ĐỊNH VIỆC KHẨN CẤP

Mặc dù đa số chúng ta đều không thích phong cách làm việc “nước đến chân mới nhảy”, những vấn đề đột ngột phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bạn cần luôn trong tâm thế sẵn sàng giải quyết các trường hợp khẩn cấp, nhất là khi làm việc nhóm, bởi vì một cá nhân gặp trục trặc và có tâm lý hoang mang cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả làm việc của cả nhóm.

TẠO RA KHÔNG GIAN TEAMWORK TÍCH CỰC

Khi làm việc nhóm, thái độ hợp tác là điều tối quan trọng. Để các thành viên có thể kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, chúng ta cần tạo ra không khí hòa đồng, không gian làm việc dễ chịu.

Ta có thể bắt đầu ngay từ việc đơn giản nhất là giữ bàn họp ngăn nắp: dùng kẹp chuyên dụng phân chia riêng rẽ các đầu dây sạc của từng cá nhân, sử dụng loại ổ cắm có thể bẻ cong để tránh ảnh hưởng đến nguồn điện của người bên cạnh hay sắm sẵn các loại cổng chuyển để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu được thông suốt.

Mẹo “hô biến” không gian làm việc ngăn nắp ngay tức thì: https://macinsta.vn/ho-bien-khong-gian-lam-viec-sieu-ngan-nap-voi-5-san-pham-thong-minh/

GIAO TRÁCH NHIỆM RÕ RÀNG

Khi teamwork, nhiều cá nhân cùng làm chung một việc sẽ dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm. Đây chính là lý do nhiệm vụ cần được phân chia rõ ràng và cụ thể, các mảng không nên chồng chéo lẫn nhau để tất cả các thành viên đều tiện theo dõi và giúp đỡ kịp thời nếu có vấn đề.

ĐẢM BẢO KẾ HOẠCH

Nếu như làm việc độc lập, bạn có thể điều chỉnh công việc lệch 1-2 ngày, thậm chí 1-2 tuần hay vài tháng (tùy theo deadline được giao), miễn sao kết quả công việc như ý. Nhưng khi làm việc nhóm, một mắt xích đứt sẽ làm sợi dây bị gián đoạn, và sự trì hoãn cho dù ngắn của bạn chắc chắn sẽ để lại hậu quả cho toàn bộ nhóm. Vậy nên hãy thật nghiêm túc với tiến độ công việc nhé!

CHẤP NHẬN HY SINH NHỮNG PHẦN KÉM QUAN TRỌNG

Đây là nguyên tắc cơ bản để đánh giá những công việc bạn đang thực hiện và tìm ra việc nào cần ưu tiên để đem lại kết quả tốt nhất cho cả nhóm. Tuy nhiên, càng nhiều người thì càng nhiều quan điểm, càng nhiều ý kiến, vậy nên có trường hợp bạn cho rằng một việc nên được bỏ qua nhưng đồng đội vẫn kiên quyết giữ lại. Để giải quyết, bạn có thể gợi ý các thành viên biểu quyết để chọn ra danh sách các việc:

  • Tiên quyết
  • Cần làm trong ngày
  • Cần làm trong tuần
  • Chỉ làm khi có thời gian
  • Cần bỏ qua

Hãy học cách loại bỏ khoảng 20% những việc đem lại kết quả thấp nhưng lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để đảm bảo chất lượng cho kết quả cuối cùng, chắc chắn tiến độ của cả nhóm sẽ tăng lên khá nhiều đấy.